Tái tạo xương hàm. Ghép xương hàm sinh học - ghép xương tự thân, ghép màng sinh học.

Để khắc phục hạn chế của xương hàm tự thân, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vật liệu xương ghép nhân tạo và phân ra thành 3 loại gồm: Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài), xương dị chủng (xương khác loài) và xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất gần giống khung xương.

Ưu điểm:

  • Không phải trải qua quá trình phẫu thuật phức tạp để thu thập xương, tránh được các sang chấn cũng như tai biến có thể xảy ra. 
  • Số lượng xương nhân tạo không bị giới hạn như xương tự thân.

Nhược điểm: 

  • Xương nhân tạo không có khả năng tạo xương như xương tự thân. Vì vậy, thời gian tích hợp của xương cũng như Implant thường lâu hơn.
  • Có nguy cơ không tích hợp và bị đào thải. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay thì tỷ lệ thành công khi ghép xương nhân tạo ngày càng tăng, lên đến 90%.
  • Phải trả thêm chi phí cho việc ghép xương.

Mặc dù ghép xương hàm nhân tạo và tự thân đều an toàn, nhưng điều kiện để cấy ghép Implant tốt nhất vẫn là khi thể tích xương hàm đủ và không cần ghép xương. Vì thế nếu bị mất răng, bạn nên đến nha khoa thăm khám và quyết định cấy Implant càng sớm càng tốt. Khi đó xương hàm chưa bị tiêu quá nhiều, đảm bảo chắc chắn, ổn định khi cấy Implant.

icon icon