U ở khu vực hàm mặt có thể lành tính hoặc ác tính. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì khối u dù là ác tính cũng có khả năng được điều trị hiệu quả. Nhưng nếu không sớm phát hiện và xử trí thì dù là u lành thính cũng có thể gây ra những biến chứng xấu cho cơ thể. Chính vì vậy, cần nhận biết sự xuất hiện của những khối u để có thể sớm phẫu thuật khối u vùng hàm mặt, tránh nguy cơ cho người bệnh.
U vùng hàm mặt là một tổ chức các tế bào xuất hiện bất thường trên vùng mặt và xương hàm của người bị. Có 2 loại u: lành tính và ác tính. Muốn biết chính xác loại u nào thường cần làm các xét nghiệm khác nhau. Thông thường u tại vùng hàm mặt thường là u lành tính nếu bạn thấy u phát triển chậm, không xuất hiện thêm nhiều u khác ở các vùng lân cận.
1.2 Các loại u thường xuất hiện ở khu vực hàm mặt
– U máu: U máu là một khối màu đỏ tươi hoặc màu đỏ đậm, có thể phình lên và nhô khỏi mặt da. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức của mạch máu trong vùng mô xung quanh. Chẩn đoán loại u này khá đoen giản, chỉ cần dựa trên kiểm tra lâm sàng
– U bạch huyết: U bạch huyết thường là một khối u mềm, không đau, có thể không có màu sắc gì khác lạ hoặc hơi phớt hồng. U phát triển từ tế bào trong mô nền bạch huyết và mạch máu xung quanh. Thường là các dị tật bẩm sinh.
– U nhú: U nhú thường xuất hiện dưới dạng khối mềm, có thể đau và nhạy cảm khi chạm vào. Có thể phát triển sau khi có chấn thương hoặc phẫu thuật trong khu vực hàm mặt.
– U sợi thần kinh: U sợi thần kinh thường là một khối u mềm, có thể đau nhức và to dần lên theo thời gian.
Mọi loại u xuất hiện ở khu vực hàm mặt đều đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.